diff --git a/config.toml b/config.toml index c242f67..99d6067 100644 --- a/config.toml +++ b/config.toml @@ -22,7 +22,8 @@ math = true enableLaTeX = true useIcon = true enableReadingTime = true -googleSearchCode = "83a0b058839eb4182" +walineServer = "https://waline-comment-jade-zeta.vercel.app/" +# googleSearchCode = "83a0b058839eb4182" [outputFormats] [outputFormats.RSS] diff --git a/content/posts/bon-lan-hon-nhan.md b/content/posts/bon-lan-hon-nhan.md index 295ece5..5f50916 100644 --- a/content/posts/bon-lan-hon-nhan.md +++ b/content/posts/bon-lan-hon-nhan.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Bốn lần hôn nhân" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2020-08-29 -lastmod: 2024-04-14T17:36:49+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["think"] draft: false --- diff --git a/content/posts/cay-trang-leo.md b/content/posts/cay-trang-leo.md index 9007da1..b77c8fc 100644 --- a/content/posts/cay-trang-leo.md +++ b/content/posts/cay-trang-leo.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Chuyện một cái cây và viện triết học mùa hè" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2018-04-09 -lastmod: 2024-04-14T17:36:49+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["think"] draft: false featured_image: "/assets/img/myhomefront.jpg" diff --git a/content/posts/chanh-niem.md b/content/posts/chanh-niem.md index 5c097b2..8d70405 100644 --- a/content/posts/chanh-niem.md +++ b/content/posts/chanh-niem.md @@ -2,10 +2,10 @@ title: "Chánh niệm là đức hạnh duy nhất tồn tại" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2023-08-26 -lastmod: 2024-04-14T17:36:48+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["think"] draft: false -featured_image: "/assets/img/mangthaichanhniem.JPG" +featured_image: "/assets/img/mangthaichanhniem.jpg" --- > Đức Phật đã nói, chánh niệm là đức hạnh duy nhất tồn tại @@ -49,39 +49,3 @@ giá tri của người đối diện. Và đó là lý do tại sao, đức Phật đã nói chánh niệm là đức hạnh duy nhất tồn tại. (còn mọi thứ khác chỉ là trò chơi) - -:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2020-07-30 -:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 - -Cách đây mấy tuần, do covid nên tôi rảnh rỗi sinh nông nổi, nộp đơn vô -thi đầu vào cao học toán - -Thi gồm 3 phần, 1 phần toán thi viết, 1 phần toán vấn đáp và tiếng anh. -Thi viết có các phần đại số tuyến tính, giải tích hàm và lý thuyết độ -đo, toàn những thứ cơ bản cả. Vấn đáp là bàn luận về 1 tình huống tính -lợi nhuận kinh doanh, trong đó có sử dụng khai triển Taylor để đơn giản -hoá quá trình tính toán. - -Giám khảo của tôi lớn hơn tôi 2 tuổi, đã lên đến phó giáo sư, tỏ vẻ rất -ngạc nhiên vì sao một bác sĩ đỡ đẻ lại có thể biết về khai triển Taylor, -thậm chí hiểu rõ về bản chất xấp xỉ hàm tại điểm khai triển định trước. - -Như các bạn cũng biết, tên của tôi trong tiếng anh là Ringo. Nhưng các -bạn để ý mới thấy họ của tôi là Stark. Đó là họ tôi mới đổi trong 3 năm -trở lại đây thôi, do hâm mộ nàng Sansa của nhà Stark trong Game of -Thrones, the true north - nơi đất lạnh nhưng tình nồng. Trước họ Stark, -họ của tôi là Taylor, Ringo Taylor. Thường một người Việt lấy tên tiếng -Anh, người ta sẽ chọn một cái tên sang chảnh như Sexton, Cato hay -Maximilian... chẳng ai lại đi lựa chọn Smith (thợ rèn) hay Taylor -(tailor: thợ may) cả. - -Đối với các bạn, khai triển Taylor chỉ là một nhúm kiến thức nữa trong -hành trình toán học dài như vô tận, thậm chí các bạn chẳng còn nhớ hình -thù nó như thế nào. Nhưng đối với một đứa trẻ học phổ thông, khai triển -Taylor là một điểm giác ngộ nho nhỏ, nó đã làm tôi say mê trong nhiều -ngày liền, và theo như tôi nhớ, sự thay đổi bản chất hàm của nó đã làm -tôi có cảm giác như đã chạm đến bản chất của toán học. - -Như vậy, sau rất nhiều biến cố và đổi thay trong đời, Brook Taylor, -người đàn ông tôi đã mang họ trong suốt mười mấy năm, đã đưa tôi trở lại -con đường xưa. Còn chuyện gì đến sau đó, sẽ đến, whatever, who care? diff --git a/content/posts/du-an-thien-menh.md b/content/posts/du-an-thien-menh.md index 1f40f7d..1699ef2 100644 --- a/content/posts/du-an-thien-menh.md +++ b/content/posts/du-an-thien-menh.md @@ -3,7 +3,7 @@ title: "Dự án thiên mệnh" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2020-08-29 expiryDate: 2024-01-01 -lastmod: 2024-04-14T17:36:49+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["think"] draft: false --- diff --git a/content/posts/huyen-chip.md b/content/posts/huyen-chip.md index ae2cf94..3751e43 100644 --- a/content/posts/huyen-chip.md +++ b/content/posts/huyen-chip.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Về Huyền Chip và tất cả các em chip chip" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2013-10-04T12:47:00+07:00 -lastmod: 2024-04-14T17:36:48+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["think"] draft: false featured_image: "/assets/img/huyenchip.webp" diff --git a/content/posts/ki-niem-voi-euler.md b/content/posts/ki-niem-voi-euler.md index e288bfd..627a589 100644 --- a/content/posts/ki-niem-voi-euler.md +++ b/content/posts/ki-niem-voi-euler.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Một kỉ niệm với Euler" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2021-06-20T09:22:00+07:00 -lastmod: 2024-04-14T17:36:49+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["math"] draft: false featured_image: "/assets/img/daiso2.jpg" diff --git a/content/posts/love-human.md b/content/posts/love-human.md index fc2e892..dbde34f 100644 --- a/content/posts/love-human.md +++ b/content/posts/love-human.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Tình yêu con người" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2021-02-20T22:21:00+07:00 -lastmod: 2024-04-14T17:36:48+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:45+07:00 categories: ["think"] draft: false featured_image: "/assets/img/tinh_yeu_con_nguoi.jpg" diff --git a/content/posts/maxwell-equations.md b/content/posts/maxwell-equations.md index bb0cd9e..5c6b44f 100644 --- a/content/posts/maxwell-equations.md +++ b/content/posts/maxwell-equations.md @@ -3,7 +3,7 @@ title: "Các phương trình của Maxwell" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2020-01-01 expiryDate: 2024-01-01 -lastmod: 2024-04-14T17:36:49+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["math"] draft: false --- diff --git a/content/posts/mon-do-va-thanh-duong.md b/content/posts/mon-do-va-thanh-duong.md index 48df9c4..65001e9 100644 --- a/content/posts/mon-do-va-thanh-duong.md +++ b/content/posts/mon-do-va-thanh-duong.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Môn đồ và thánh đường" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2022-02-25 -lastmod: 2024-04-14T17:36:48+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["think"] draft: false --- diff --git a/content/posts/mr-nobi-love-story.md b/content/posts/mr-nobi-love-story.md index 2bc2ed3..cd400ca 100644 --- a/content/posts/mr-nobi-love-story.md +++ b/content/posts/mr-nobi-love-story.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Chuyện tình của ông Nobi" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2017-05-06 -lastmod: 2024-04-14T17:36:48+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:45+07:00 categories: ["think"] draft: false featured_image: "/assets/img/ong-bo-chuan-muc.jpg" diff --git a/content/posts/power.md b/content/posts/power.md index 243154f..af0c8d6 100644 --- a/content/posts/power.md +++ b/content/posts/power.md @@ -3,7 +3,7 @@ title: "Cấu trúc của quyền lực" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2014-11-15T15:13:00+07:00 expiryDate: 2024-01-01 -lastmod: 2024-04-14T17:36:48+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:45+07:00 categories: ["think"] draft: false --- diff --git a/content/posts/ringo-taylor.md b/content/posts/ringo-taylor.md index 29534d5..323cb12 100644 --- a/content/posts/ringo-taylor.md +++ b/content/posts/ringo-taylor.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Ringo Taylor" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2020-07-30 -lastmod: 2024-04-14T17:47:18+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["think"] draft: false --- diff --git a/content/posts/tai-sao-trung-co.md b/content/posts/tai-sao-trung-co.md index 3121305..56273db 100644 --- a/content/posts/tai-sao-trung-co.md +++ b/content/posts/tai-sao-trung-co.md @@ -2,7 +2,7 @@ title: "Tại sao Trung Cổ" author: ["Nguyễn Bình Thành"] publishDate: 2019-02-05 -lastmod: 2024-04-14T17:36:48+07:00 +lastmod: 2024-04-14T20:46:46+07:00 categories: ["think"] draft: false featured_image: "/assets/img/flowerseller.jpg" diff --git a/main.org b/main.org index 0fcfc99..424dd61 100644 --- a/main.org +++ b/main.org @@ -10580,3 +10580,984 @@ nhất em ơi Dẫu không hương sắc lại bằng mười sắc hương. trên. Tuy nhiên sợ mọi người không hiểu thâm ý của tác giả nên ghi thêm chú thích. (hehe) +** Ngày 10 - Thích nghi sinh học +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-21 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay10.jpg]] Có một điều mà mình +cần lưu ý cho chính mình và các bạn đang cách ly. Rằng cơ thể con người +nó có một cơ chế thích nghi, tương tự như khi ta vào nhà vệ sinh, lúc +đầu thì thấy không thể ở nổi, nhưng lâu dần, bạn ngồi bấm điện thoại +hàng giờ trong đó. COVID cũng vậy, vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu. Chúng +ta sẽ nhận ra bệnh này không gây tử vong cao như mình nghĩ. F0 thì đã +sao, nhiều F0 quanh ta có triệu chứng gì đâu. Thế là, ngày qua ngày, ta +lơi lỏng cảnh giác, sinh hoạt thoải mái hơn một chút, rồi sẽ đến lúc ta +sẽ quá thoải mái và bung lụa. Đó là những gì mình đang thấy trong khu +cách ly này, nhiều nhân viên chống dịch đang quá tự do mà quên đi mất họ +đang ở trong một môi trường virus chưa tìm được thuốc trị. Không như HIV +lây qua đường sung sướng, con này lây qua đường không khí, chỉ cần hít +thở, chưa được sướng tí nào cũng đã dính. + +Cơ thể con người không được thiết kế để chịu đựng được áp lực lâu dài. +Tạo hóa đã xây dựng chúng ta chỉ phải stress trong lúc săn con nai trong +rừng thôi, còn hầu hết thời gian khác ta đi dạo trong rừng và tối về thì +ngồi nhìn đống lửa. Ta từng là bá chủ, chẳng có gì ta phải sợ quá lâu +cả. + +Thế nên, chắc chắn đến một lúc, các bạn sẽ buông lơi, và đó là lúc con +virus lại hành động (biến thể Delta là một ví dụ, nó xuất hiện sau một +mùa đông 2020 yên lặng ít ca nhiễm). + +P/S: hình dưới là hình mình chụp mấy con bướm trong rừng Mã Đà, chiến +khu D. Những con bướm sặc sỡ sẽ dễ tìm được bạn tình và có cơ hội để lại +gene di truyền cao hơn, nhưng bù lại màu sắc sặc sỡ của nó sẽ thu hút +loài thiên địch và có nguy cơ chết trẻ hơn trước khi có cơ hội nhân +giống, cho nên những con bướm ít sặc sỡ hơn vẫn có cơ hội tồn tại - +thích nghi và cân bằng sinh học. + +** Ngày 34 - mới ra tù tập leo núi +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-08-14 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay11-2.jpg]] Như vậy là mình +đã về đến nhà. Sáng nay, xe của bệnh viện chở người lên thay thế. Do lúc +đi, mình đi có một mình nên hôm nay họ chở đúng một bác sĩ lên thay thế. +Không sai một ngày, và không thiếu một người nào, chính xác và gọn gàng. +Mình có 30 phút để gom đồ đạc, bàn giao lại công việc cho tay bác sĩ mới +và chào tạm biệt mọi người ở khu chống dịch. Chở mình về là một chiếc xe +của hãng Phương Trang được trưng dụng để vận chuyển bệnh nhân và vật +dụng chống dịch. Mình ngồi chung với tay tài xế cũng dân Nghĩa Dũng, +Quảng Ngãi. Nói rất nhiều chuyện, từ chuyện Quảng Ngãi không cho người +dân quay về tỉnh nhà, cho tới đời sống dân tình dạo này ra sao. Hơn một +tháng ở đây, mình như ở trong trại cải tạo, trừ lúc đi chuyển bệnh hôm +trước thì mình hoàn toàn cắt đứt với đời sống thường nhật. Đường phố Sài +Gòn lướt qua vắng ngắt, xe chạy từ Thủ Đức vào mà có cảm giác như chạy +vào một thành phố hậu tận thế. Mình vào bệnh viện, trao trả vài dụng cụ +chống dịch rồi lấy xe chạy về nhà. + +Trong hơn một tháng vừa rồi, mình đã trực tiếp quản lý hơn 400 F0 trong +một khu nhà gồm 4 tầng lầu, hầu hết là có triệu chứng nhẹ và xuất viện. +Hơn chục ca chuyển nặng và phải cấp cứu. Trong chục ca đó, chỉ có 2 ca +hồi phục và quay về khu cách ly. Hơn nữa, mình cũng sử dụng ít kiến thức +thống kê cơ bản, để nắm được chính xác tình trạng bệnh mình đang quản lý +vào mọi thời điểm, người nào đã làm xét nghiệm, người nào chưa, kết quả +thế nào, bao nhiêu phần trăm bệnh lớn tuổi, bệnh nền... Như đã nói ở bài +trước, mình cũng thật bất ngờ là đã chống chọi được đến bây giờ, dù chỉ +có trong tay lượng tài nguyên rất ít ỏi và phải nhận hàng chục cuộc điện +thoại của bệnh nhân mỗi ngày. Chiến lược chống dịch đã thay đổi, bệnh +viện dã chiến hiện đã hạn chế nhận những F0 không triệu chứng. Thay vào +đó, người ta sẽ nhận những F0 bắt đầu trở nặng và hạn chế số tử vong ở +mức thấp nhất. + +Một tháng ở trại, mình đã học được rất nhiều kinh nghiệm về điều trị, về +cách sống và cả nghệ thuật lãnh đạo. Đại dịch này không chỉ làm mỗi +người trong chúng ta nhìn lại cuộc sống từ trước đến giờ, mà mình tin +rằng đại dịch cũng làm cho anh em trong lực lượng y tế của Sài Gòn có cơ +hội trưởng thành hơn, thay vì cứ mãi làm một quy trình được hướng dẫn +sẵn như thường nhật. + +Cuộc chiến của mình như vậy đã xong, mình đã chống dịch trong tâm thế +của người thiện nguyện, làm hết những gì có thể cho Sài Gòn, nhưng cuộc +chiến của Sài Gòn vẫn tiếp diễn, và có thể phải còn rất lâu nữa mới kết +thúc. + +** Ngày 16 - tình người trong đại dịch +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-27 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Làm sản khoa, chúng tôi có tiết mục đẻ không đau, thường sản phụ khi đau +đẻ không mấy người chịu đựng được, nhất là sau khi đã trải qua hết những +tiện nghi hiện đại. Đẻ không đau là kĩ thuật gây tê cột sống, trong đó +mình phải tiêm 1 cây kim rất nhỏ vào cột sống và truyền thuốc tê liên +tục qua đó. Kĩ thuật khó, thuốc mắc, nên tùy chọn đẻ không đau tốn thêm +của sản phụ khoảng 1 triệu, và phải có sự đồng ý của gia đình đang chờ +bên ngoài. Và khi xin phép sự đồng ý của gia đình thì có rất nhiều +chuyện bi hài xảy ra, nhiều ông chồng sợ tốn tiền nên nhất quyết không +đồng ý cho vợ mình đẻ không đau, hoặc có khi ông chồng đồng ý rồi nhưng +bà mẹ chồng không chịu, làm như bà đó chưa đau đẻ lần nào hay là bà đã +quên. Những trường hợp như vậy, đầu tiên sẽ nhận được cái lườm nguýt của +các em nữ hộ sinh, sau đó mới đến các bà bầu. Các anh dại lắm, chuyện +tốn là một chuyện, con vợ mình cứ mỗi giây nó đau đẻ sau quyết định đó +của các anh, nó sẽ ghim chuyện này tận trong tim. Đẻ xong, nó cũng chẳng +lấy thế làm lý do li dị đâu, gái đẻ con tã người rồi đào đâu ra trai trẻ +nữa, nhưng mỗi lần nhà có chuyện, nó sẽ nhắc đi nhắc lại cho đến lúc anh +ân hận thà lúc xưa ấy mình bỏ mịa ra 1 triệu cho xong. + +COVID cũng không khác, mới hôm qua, bà vợ phòng đó còn gọi mình khóc lóc +kể lể chồng em giờ khó thở lắm. Mà giờ thì các bệnh viện cấp cứu đầy hết +cả, những ca khó thở như vầy có chuyển đi cũng không nơi nào nhận. Mình +cho bệnh nhân xuống dưới tầng trệt, ngồi thở cái bình oxy to như cái +bình khí đá hôm trước. Thở một lúc, đo SpO2 ổn ổn rồi cho lên lại phòng. +Đến sáng hôm nay, bà vợ lại than chồng em tối hôm qua không thở được +phải ngủ ngồi cả đêm, đo SpO2 chỉ có 62%. Mình đang đi khám bệnh giữa +chừng, nên dặn khoảng 15ph nữa bác khám xong em dắt chồng xuống chỗ hôm +qua để thở oxy tiếp. Khám xong, chẳng thấy ma nào chờ mình. Mình gọi lên +bảo xuống, bà vợ nói chồng em giờ khỏe rồi, không đi nữa đâu. Mình nhắc +lại đến lần thứ 3, lần cuối mình phải dọa rằng nếu đêm nay chồng chị khó +thở, có gọi bác cũng không đến đâu. Bà đó mới cho ông chồng đi xuống một +mình qua 4 tầng lầu - một mình đó các bạn, trong khi mới 15ph trước bà +đó còn nói chồng em khó thở phải ngủ ngồi, và tận mắt thấy SpO2 chỉ có +62%. Mấy chuyện này chẳng phải lần đầu mình gặp, nên cũng chẳng gợn chút +gì trong lòng. Sắp xếp cho tay kia ngồi thở oxy, đo lại thấy ổn ổn chút +rồi dặn dò kĩ lưỡng trước khi về phòng. + +Lòng người là giấy, đốt là cháy. Đại dịch là một mồi lửa. Nó có thể đốt +cháy những thứ mà ta tưởng chừng như vững chãi nhất. + +P/S: cô đó cũng dại lắm, dù mình không còn thiết tha gì thằng kia nữa, +nhưng giờ đang là lúc đại dịch. Mình và đứa con nhỏ cần có 1 người đàn +ông khỏe mạnh để nương tựa qua lúc khó khăn, lo cho tay đó cũng là lo +cho mình. Đại dịch hỗn mang mà, trai trẻ đâu còn lởn vởn ngoài đường như +thường ngày để dụ thế chỗ cho cây xúc xích kia nữa. + +#+caption: enter image description here +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay16.jpg]] + +** Ngày 12 - F0 nên tự chuẩn bị những gì +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-23 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Những ngày gần đây, F0 được phát hiện ngày càng nhiều, và điều hiển +nhiên là hệ thống y tế có những giới hạn của nó. Không phải tất cả F0 +nào cũng sẽ được nhập viện theo dõi. Vì vậy, trong khi chờ để được đi +cách ly, trước mắt là mình tự theo dõi triệu chứng của mình và điều trị +những dấu hiệu nhẹ tại nhà. Bạn bè mình cũng đã có nhiều người có người +nhà có F0, mọi người hay gọi mình nên chuẩn bị những gì. Nên mình liệt +kê ở đây để mọi người tham khảo luôn. + +Xin lưu ý là danh sách chuẩn bị sau đây chỉ là những quan sát của mình, +không có giá trị như một khuyến cáo y khoa. Trước khi dùng thuốc, bạn +nên gọi hỏi ý kiến một người làm trong ngành y trước, để khi họ cho chỉ +định thì bạn đã có sẵn thuốc ở nhà rồi, đó là mục đích của danh sách +này, bởi vì mọi thuốc dù chỉ là viên paracetamol thông thường cũng có +liều ngộ độc của nó. + +- Efferalgan hoặc paracetamol 500mg +- Vitamin C 500mg +- Vitamin D 1000UI (Vitamin D được chứng minh là có hiệu quả ngăn ngừa + Sar-Cov-2) +- Bromhexin 4mg +- Eucalyptin 100mg +- Chlorpheniramine 4mg (thuốc chống dị ứng, nhưng sử dụng chủ yếu là tác + dụng phụ an thần của nó) +- Nước súc miệng Medoral chai 250ml dùng súc họng, súc miệng (không + uống) hoặc nước súc họng có chất Chlorhexidine + +Những thuốc liệt kê ở trên là rất thông thường, dễ kiếm và rẻ tiền. Các +bạn ở nhà theo dõi triệu chứng, sốt, ho, đau họng thì có thể sử dụng +thuốc. Nếu thấy khó thở, đau ngực, đừng tự can thiệp, nên gọi ngay cho +cơ quan y tế đang quản lý F0 như các bạn để được hướng dẫn. + +Nếu đi cách ly thì nên mang đồ dùng cá nhân cơ bản thôi, đừng mang quá +nhiều đồ đạc. Nên mang theo kem chống muỗi, một cái quạt điện nhỏ (F0 +không nên nằm phòng máy lạnh, phòng kín dễ lây nhiễm chéo với nhau), và +vật dụng để giải trí (ở liền một chỗ trong nửa tháng rất ức chế tinh +thần, nếu bạn không phải là gamer thì nên xem xét chơi 1 game nào cũng +được) + +Đó là danh sách của mình, anh em đồng nghiệp có góp ý về thuốc men hay +vật dụng cần chuẩn bị, vui lòng ghi trong comment nhé. + +** Ngày 4 +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-15 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +[[https://www.youtube.com/watch?v=zFkK-lUHVwg][[[https://img.youtube.com/vi/zFkK-lUHVwg/0.jpg]]]] + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay4-bsnhon.jpg]] Khu cách ly +F0 tạm chia làm 2 khu, khu cho người bệnh và khu nhân viên. Khu người +bệnh thì như mọi người thấy trong video, khá hoang vắng và có cảm giác +như một viễn cảnh hậu tận thế, với bàn ghế ngổn ngang và chẳng một bóng +người đi lại. Ở đây, chúng tôi có một kho dược dã chiến trong khu bệnh, +như mọi người thấy, có sẵn các loại thuốc thông dụng và thiết bị cấp cứu +cần dùng. Bởi vì nhiều khi, bệnh nhân lên cơn khó thở trong đêm, đòi hỏi +anh em mặc đồ bảo hộ xong là lao ra ngay, là có sẵn đồ chơi cần thiết +ngay. Cái túi phát thuốc hàng ngày của tôi là một cái hộp các tông, đục +4 lỗ rồi xỏ thành quai xách. Đúng là dã chiến đích thực, haha. + +Khu nhân viên được cho là khu sạch và mọi người sinh hoạt tự do hơn, tuy +nhiên, ra vào khu nhân viên sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc +phòng dịch. Cho là vậy thôi, chẳng ai có thể kiểm soát hết con virus có +bay qua bay lại hay không. + +Khung cảnh này làm mình nhớ đến game Fallout 4 kinh khủng, đó là game kể +về những người sống sót sau chiến tranh hạt nhân. Họ cũng tổ chức thành +những cụm dân cư và sinh hoạt khá an toàn bên trong. Tuy nhiên ra khỏi +đó, mỗi bước đi là một hiểm họa nhiễm xạ chực chờ. Trong game, tôi hay +ra ngoài săn thú và nhặt nhạnh những thứ hữu ích của thế giới cũ. Tôi +cũng có nhiều nơi bí mật của riêng mình ở bên ngoài, để những đồ vật tôi +nhặt được. Còn ở đây, tôi có cái kho thuốc trong khu nhà hoang, chỉ +thiếu mấy con thú bị biến hình do phóng xạ. + +P/S: cái kho thuốc này, chúng tôi chẳng sợ mất cắp, haha, vì có ai dám +bén mảng tới đâu, trừ mấy con mèo hoang. + +P/S 2: hình bs đập chai chỉ mang tính chất dìm hàng. + +** Ngày 20 +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-31 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay20.jpg]] Chuyện dài kì nhiều +tập. Sáng hôm nay mình đã cho xuất viện bà vợ và đứa con của ông chồng +khó thở tội nghiệp mà mình đã kể vào ngày 16 và 18. Xuất viện vào buổi +chiều, đến tối thì mình nhận được tin nhắn như hình. Qua trường hợp của +gia đình này, các bạn cũng thấy, dù cùng một gia đình, nhưng có người +chuyển nặng, có người thì trở lại âm tính rồi xuất viện, dù chắc rằng họ +đã tiếp xúc rất rất gần, hehe. Cũng cần lưu ý là đứa con gái nhỏ 3 tuổi +của họ là âm tính ngay từ đầu, nhưng do ở nhà không có ai chăm sóc nên +họ bắt buộc phải đem theo vào khu cách ly F0. Cháu nó không có triệu +chứng gì trong suốt thời gian cách ly. + +Trong 3 tuần vừa qua, mình đã tiếp nhận tổng cộng 262 F0, theo dõi và +điều trị cho họ hết các triệu chứng thông thường, hạn chế các trường hợp +trở nặng hết mức. Đến nay mình đã cho xuất viện tổng cộng 156 trường +hợp. Tất nhiên, những F0 xuất viện sẽ tiếp tục cách ly tại nhà và tự +theo dõi triệu chứng của mình, nhưng nhìn chung giai đoạn nguy hiểm của +họ đã qua (thông thường người ta sẽ trở nặng trong khoảng 7 ngày sau khi +phát hiện bệnh). Nói số liệu cụ thể như vậy, để các bạn hiểu, không phải +ai cũng trở nặng, hầu hết chúng ta sẽ vượt qua đợt dịch này một cách nhẹ +nhàng. Dù tổng số tử vong là không ít, nhưng nếu xét tỉ lệ tử vong trên +tổng dân số mắc, thì nó cũng không quá cao như những biến cố khác mà +người ta thường so sánh, như: chiến tranh, thảm họa tự nhiên... + +Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, hầu hết chúng ta sẽ vượt qua đợt dịch này, +và chúng ta sẽ vẫn sống. Nhưng điều mình tự hỏi là, liệu chúng ta vẫn sẽ +sống như trước, như chẳng có điều gì xảy ra? Hay mỗi người trong chúng +ta sẽ tự vấn chính mình, liệu chúng ta có sống đủ tử tế, không phải tử +tế với nhau, mà với mẹ thiên nhiên, để xứng đáng với vận may mà ta đã có +hay không? + +** Cách ly có giá trị đến đâu +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-08-31 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Từ năm ngoái, từ những ngày đầu của dịch COVID-19 bùng phát, đó là một +cơ hội bằng vàng cho những nhà khoa học để thi triển kĩ năng học thuật +của mình. Rất nhanh, chúng ta đã có câu trả lời cho gần như mọi thứ: từ +đặc tính virus, hệ số lây lan và thậm chí +[[https://www.ncbi.nlm.nih.gov/sars-cov-2/][bản đồ gen của virus]]. Cái +bản đồ gen ấy là cơ sở để chúng ta có vaccine theo công nghệ RNA như +hiện nay (nếu công nghệ này được áp dụng, sẽ không lâu nữa chúng ta sẽ +có cả vaccine cho HIV). Nhưng ở đây, mình sẽ chỉ thảo luận về chuyện +cách ly có giá trị đến mức độ nào. + +Đây là một [[https://www.youtube.com/watch?v=gxAaO2rsdIs][video đăng từ +tận năm ngoái mô phỏng một đại dịch]] (video này có phụ đề tiếng Việt +nha các bạn), khi các số liệu mắc mới và tử vong vẫn chưa có nhiều. Nó +hoàn toàn dựa vào mô phỏng và toán học, đó là điểm mạnh nhất của video +này, bởi vì số liệu thực tế nhiều khi không đáng tin (nhất là số liệu +của VN, hehe). Trong video đã xét đến mọi kịch bản khác nhau, như thay +đổi hệ số lây truyền của virus, mọi người thực hiện 5K nghiêm ngặt, cách +ly nghiêm ngặt, hoặc mọi người vẫn cách ly nhưng lại đến cùng 1 nơi (như +siêu thị, trường học...), hoặc cách ly theo từng vùng (như vùng xanh, +vùng đỏ của chúng ta hiện nay). Nói chung xem video mô phỏng này xong, +mỗi người trong chúng ta sẽ tự có nhận xét riêng của mình, riêng mình +thì mình có mấy nhận xét sau: + +- Các biện pháp phòng ngừa 5K nghiêm ngặt đến đâu cũng chỉ làm giảm hệ + số lây truyền của virus. Đến cuối cùng, tất cả chúng ta đều nhiễm + bệnh, chỉ khác nhau ở thời gian cần thiết để toàn bộ dân số nhiễm bệnh + mà thôi (điều này liên hệ với thuật ngữ "flatten the curve" mà ta hay + nhắc từ năm ngoái: tất cả mọi người sẽ nhiễm bệnh, nhưng nếu thời gian + để toàn bộ dân số nhiễm bệnh càng dài thì đường cong bệnh tật càng + phẳng, nghĩa là trong 1 thời điểm nào bất kì càng có ít người nhiễm + bệnh và chuyển nặng, giảm tải bớt cho năng lực điều trị của bên y tế). + Chứ nếu tất cả SG đều nhiễm bệnh cùng lúc thì chắc giới bác sĩ chạy + dài. + +- Cách ly chỉ làm kéo dài thời gian toàn bộ dân số nhiễm bệnh như trên. + Chứ không thể tránh được sự thật rằng tất cả chúng ta rồi sẽ nhiễm + hết. Cách ly càng dài, đánh đổi bằng kinh tế càng lớn. Mà đó là cách + ly nghiêm ngặt, chỉ cần chúng ta vẫn còn đi siêu thị hay đến trường + (có 1 điểm đến chung) thì mọi công sức cách ly đều vô nghĩa. Thường + thì điều này rất khó thực hiện, shipper hay chiến sĩ quân đội cầm AK + cũng có thể hiểu như là một người tiếp xúc với rất nhiều người, một + cái siêu thị di động. + +- Cách duy nhất để đẩy lùi bệnh tật là sức đề kháng của chúng ta đối với + virus đó, nghĩa là phải có vaccine. Còn liệu khi nào có đủ vaccine cho + tất cả người SG thì đó là một câu chuyện khác. + +P/S: chê chính phủ chống dịch bằng AK và tuyên truyền thì cũng nhiều +rồi, đáng lẽ chống dịch bằng nhà virus học và tri thức thì không thấy. +Trong khi đợi nhà virus học đó xuất hiện, thực tế ở nước ngoài đã viết +rất nhiều về COVID-19 và Sar-Cov-2 rồi (họ đã có nguyên 1 năm ngoái ngồi +nhà cách ly và viết lận). [[https://covidreference.com/][Mình đề xuất bộ +tài liệu này]] (đã có nhóm của đại học Oxford và đại học y Huế dịch ra +tiếng Việt). Trong tài liệu dài 500 trang này, có đủ mọi thứ mà ta cần, +từ đặc tính virus, đến hiệu quả lan truyền, và thảo luận hiệu quả của +tất cả phương pháp điều trị mà người ta đã xem xét đến, từ năm ngoái đến +nay. + +-------------- + +[1]: +[[https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv%3DgxAaO2rsdIs%26fbclid%3DIwAR2R-1nXCWN93rQ1n-YpJ1jXZushH66c5sZvnQVVHtOljbX9-sO4rv_hXeo&h=AT3Qe6LKITXP1JE7WmTLJxtHSKguglsKxPQ3L8Ni3torctOmPxQFr7lncMC_Ho-GiQ9yavdCoyWz29bWXoZh-rFoGR3WZBFx0dYyshJy7lgQowZGaGaXXPiMYudfF0LyjQ&__tn__=-UK-R&c%5B0%5D=AT2i-Ir7njP8_8ZShQXf52s7XiEYtOvTqpVDRJQiO2WUDy1De-KS_Nj5LWAV7g-pi0PAUgq5wKXcWzmkzTvaNINBQWpaREOlHfHJzryHyzislKRCBWGibLm4uVh5E_0GTb8Mk9rPpc9TWc5JpPMgUOtol0s][https://www.youtube.com/watch?v=gxAaO2rsdIs]] + +[2]: +[[https://www.ncbi.nlm.nih.gov/sars-cov-2/?fbclid=IwAR0M3M84pQrE5crbi4tuav_7vZ4MlnaBxJgDCUoq0mC7SRN4-hD9SCOJDqE][https://www.ncbi.nlm.nih.gov/sars-cov-2/]] + +[3]: +[[https://covidreference.com/?fbclid=IwAR3HhkkSjhvJQ2LM2UqbkEG6awWih_Eujgl8kNv9unjAxJEX-0vl-_GnYM8][https://covidreference.com/]] + +** Ngày 2 - nhân sự mùa dịch +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-13 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay2-1.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay2-2.jpg]] +Có bao giờ các bác tự hỏi là bệnh viện cử những người nào đi chống dịch. +Đây, mình giới thiệu một em trai, mới vô bệnh viện, được hơn 1 năm. Dân +Đà Nẵng, học y Huế, không biết học hành kiểu gì, em nó tốt nghiệp Y6 +xong thì kiếm cái học bổng qua học bác sĩ nội trú ở Pháp (diện FFI). Sau +về xin việc làm ở Từ Dũ, ngày em nó lót tót lên phòng trực nam thì gặp +mình đầu tiên. Em nó thuê nhà trọ gần bệnh viện, sống và ngủ gắn với +bệnh viện luôn, coi như là bắt đầu cuộc sống tự lập, giữa cái chốn SG mà +mọi đứa trẻ lớn lên đều được trang bị đến tận răng. + +Rồi ko biết em nó khám kiểu gì mà sáng nay có bệnh nhân tặng tranh, +phòng đó có 3 cô gái, chắc họ mang vải mang màu vô vẽ cho đỡ buồn, giờ +vẽ xong thì tặng ai, tặng cái anh chàng sáng nào cũng vấn an sức khỏe +mình cho chắc. + +Mình thì lạ gì cái tâm lý này nữa, 10 năm chinh chiến liên tục, giờ +trong ngành mình như con cú già. Mình chỉ hỏi khi thật cần thiết, bằng +những câu rất ngắn gọn. Chỉ cần nhìn bệnh nhân họ bước đi cũng có thể +đoán định được họ đang có vấn đề ở đâu. Phụ nữ họ khó chịu với mình, +mình biết ngay là chẳng phải anh làm gì nên tội, mà còn phân biệt được +họ khó chịu do tới tháng hay đang bị lạc nội mạc tử cung hành hạ liên +miên. Nhưng em nó thì khác, con chym non hót véo von lúc nào cũng thấy +xao xuyến khi có bệnh nhân cần đến mình, câu hỏi bệnh thế nào cũng ân +cần hơn hẳn, quan tâm hơn hẳn mối quan hệ đơn thuần giữa người với +người. Và chuyện gì đến sẽ đến thôi. + +*P/S:* hình sau mờ hơn so với bình thường, bởi vì tranh đó chúng tôi để +ở phòng thuốc trong khu bệnh chứ không dám đem về phòng, thành thử chụp +bằng điện thoại đã được bọc kín qua một lớp nylon rất dày. + +** Ngày 11 - Những chuyện không đầu không cuối +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-22 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Như các bác cũng nhớ vào ngày thứ 2, mình có viết bài về một bác sĩ trẻ, +không biết mình có lăng xê quá mức không. Sau đó thì em nó nhận được khá +nhiều tin làm quen, các chị đòi sống đòi chết, một phần sau khi đọc bài +viết đó của mình. + +Nhưng các bạn có biết, bạn bác sĩ ấy giờ chỉ muốn toàn tâm toàn ý chống +dịch. Toàn tâm hết mức cho bệnh nhân, đến nỗi ở khu A5 có cô bác sĩ ở +bệnh viện đa khoa Sài Gòn đi cách ly, mới chỉ có 26t. Thế là tấm chiếu +mới ấy gom một đống trái cây mà người dân ủng hộ đội ngũ chống dịch, cun +cút đem cho cô bệnh nhân đặc biệt. Rồi cô kia cũng đâu vừa, biến anh +chàng bác sĩ thành shipper tình nguyện, vác nguyên một thùng hàng nhờ +người nhà gởi vào lên phòng trong bộ đồ bảo hộ giữa buổi trưa mùa hè. +Chu choa là nó dại dột! + +Gởi mọi người một vài bức hình nơi bệnh viện COVID số 1 (cũng là khu ktx +ĐHQG), để mọi người thấy không gian rộng lớn, thoáng đãng và trống vắng +nơi đây. Mình ở đây thiếu thốn lắm các bác ạ! + +P/S: người ta gọi một người là chung thủy khi người đó sống có chung và +có thủy, nghĩa là có khởi đầu và có kết thúc. Những chuyện ở nơi đây còn +chưa bắt đầu, nên mình gọi đó là những chuyện không đầu không cuối. + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay11-1.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay11-2.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay11-3.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay11-4.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay11-5.jpg]] + +** Ngày 5 - 5 phút quảng cáo +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-16 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay5-1.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay5-2.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay5-4.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay5-5.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay5-6.jpg]] +Một điều khá rõ ràng là dù dịch dã có diễn tiến đến đâu, thì mọi người +chẳng ngừng sanh được. Việc phong tỏa bệnh viện là điều cuối cùng phải +làm, nhất là bệnh viện sản. Hiện nay, bệnh viện Từ Dũ đã mở hẳn một khu +tách biệt (khu M - bên kia đường Cống Quỳnh, không chung với khu chính) +dành riêng cho điều trị bệnh nhân F0 liên quan đến sản phụ khoa. Cần lưu +ý là đây không phải là bệnh viện dã chiến, nên chất lượng vẫn đảm bảo +tiêu chuẩn Từ Dũ nhé mọi người, đầy đủ đồ chơi và tiêu chuẩn chuyên môn +(chỉ cộng thêm yếu tố COVID thôi) + +Mọi người ở nhà, nhớ ăn nhiều rau răm, siêng tập thể dục để hạ hỏa, đừng +quá trớn, năm sau bác sĩ sản làm thấy mịa luôn. Rồi khi con cái lớn lên +phải chạy trường chạy lớp, tới lúc nó thi đại học tỉ lệ chọi cao ngất +ngưởng (cũng vì yếu tố COVID) + +P/S: thực ra mình biết, khi đã có trớn thì không dừng lại được đâu :)), +nếu không kịp mua bao, mua thuốc hay chưa có kĩ năng canh ngày thì chắc +phải nhờ các bác sĩ y học cổ truyền tư vấn bấm huyệt sao để tránh thai +quá. + +** Ngày 8 - ngắm mưa +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-19 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +[[https://www.youtube.com/watch?v=0y7eLxwRFpY][[[https://img.youtube.com/vi/0y7eLxwRFpY/0.jpg]]]] + +Do mấy bài viết gần đây nên mình nhận được khá nhiều cuộc gọi của anh em +bạn bè hỏi thăm, rằng tao lo lắng cho mày lắm, mày khỏe không, cẩn thận +nha người anh em, muốn ăn gì tao gởi vô, dù mấy năm rồi không thấy tụi +nó gọi điện rủ nhậu. giờ mình đi vô chốn nguy hiểm một cái là tình anh +em đồng đội có cơ hội thể hiện liền. Thật cảm động. + +Thực ra thì, công việc của mình cũng không quá nặng nhọc như mọi người +nghĩ. Mình làm ở bệnh viện COVID số 1, công việc chính của mình là theo +dõi khoảng 100 ca F0 ở đây. Mỗi ngày mình đi thăm bệnh 1 lần, hầu hết +bệnh nhân ok, chỉ rất ít bệnh trở nặng, khó thở này nọ thì họ gọi mình, +mình lao ra ngay, nặng quá thì chuyển viện. Vì đây là một bệnh mới hoàn +toàn, phác đồ điều trị nay thay mai đổi, chưa có thuốc đặc trị, trong +tay mình chỉ có những loại thuốc hết sức thông thường. Nhưng làm gì thì +làm, khi mình vẫn còn ở đây, thì bằng mọi cách mình sẽ giảm thiểu hết +mức lượng bệnh trở nặng. + +Do đây là bệnh viện COVID thành lập đầu tiên nên nó cũng quy củ hơn +những bệnh viện mới thành lập khác, dù mọi thứ vẫn còn rất hỗn mang, dã +chiến mà. Lợi thế lớn ở đây so với những nơi khác là không gian kí túc +xá ĐHQG rất rộng rất thoáng đãng, hơn hẳn những chung cư được trưng dụng +làm bệnh viện dã chiến. Không khí bí bách sẽ dễ lây truyền bệnh tật hơn. + +Chỉ vậy thôi, còn lại thời gian trong ngày, hầu hết là đọc sách, và như +hôm nay là ngắm mưa. Thực ra thì trước khi đi chống dịch, mình đã có 3 +tuần cách ly ở nhà. Những ngày ở lì trong phòng một mình đó thật chẳng +thể nào ngủ được. Mình chơi hết game này đến game khác, thậm chí lấy vô +lăng lái một vòng châu Âu trong Euro Truck Simulator. Chỉ duy có giấc +ngủ là không thể. Rồi mình phát hiện ra trên youtube có mấy video về +thiên nhiên, kiểu như đi dạo trong rừng, ngắm mưa trong căn nhà cổ, +tiếng sóng biển rì rào. Nghe những âm thanh quen thuộc mà rất xa lạ chốn +thị thành này, giấc ngủ lại đến tự nhiên hơn bao giờ hết. + +Cho nên, cơn mưa chiều nay thế nào cũng làm cho SG ngập nặng, dù chẳng +còn mấy ai lưu thông ngoài đường. Nhưng mình đã nhận ra một giá trị khác +của nó. Mời các bạn thưởng thức và chúc các bạn ngủ ngon. + +#+begin_quote +“Ngủ đi vầng trán yêu thương + +Bức tranh đã ngủ mặt tường lặng im + +Ngủ đi, hòn đá thì mềm + +Bàn chân thì cứng ngọn đèn thì xa + +Thời gian như gió thoảng qua + +Tình yêu là cánh đồng hoa giữa trời + +Tay ta nắm lấy tay người + +Dẫu qua trăm suối ngàn đồi cũng qua.” +#+end_quote + +** Ngày 25 - âm dương lẫn lộn +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-08-05 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay25.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay25-2.jpg]] +Hãy nhìn người phụ nữ này, SpO2 của bà ấy cứ duy trì 70 - 75% 7 ngày nay +rồi, ngày đầu tiên mình khám sau nhập viện bà đi đứng rất chậm, hỏi trả +lời được, còn cười khi mình hỏi bệnh. Ông chồng thì khỏe re, đi đứng +hoạt bát, dù cả 2 cũng đã khá lớn tuổi. Mình dặn dò, chú phải để ý chăm +sóc cho cô, có thấy điều gì lạ phải gọi cho bác sĩ ngay. + +Nhưng chẳng có cuộc gọi nào, thành thử mỗi lần thăm bệnh, mình dừng lại +ở phòng của 2 người lâu hơn bình thường, quan sát họ lâu hơn, một phần +để đảm bảo họ có đủ sức khỏe cho đến lượt khám ngày hôm sau, một phần +cũng để giấc ngủ của mình đêm hôm đó được ngon hơn thôi. Thế rồi, ngày +qua ngày, chẳng có điều gì xảy ra cả, dù mức SpO2 chỉ duy trì ở 70%. Và +ngày xét nghiệm cũng đến, mình đích thân lấy mẫu cho 2 người. Dù mình +chẳng phải là bàn tay vàng trong làng ngoáy mũi, nhưng mình đã nhớ là đã +đâm đủ sâu, êm ái và sung sướng :)). Kết quả, bà vợ âm còn ông chồng +dương tính. + +Đời tréo ngoe vậy đó, cái người mà mình để ý mỗi ngày lại âm, còn người +tỉnh táo nói cười thì lại dương. Bỏ qua khả năng về chất lượng của mẫu +thử, dù có rất nhiều điều đề nói về vấn đề này. Việc cơ thể người phụ nữ +này vượt qua được một đợt suy hô hấp và duy trì ở mức ổn định, sau đó +thì virus đã thoái lui để trở về âm tính, đã là một kì tích. + +Người phụ nữ này sẽ xuất viện, với 2 lá phổi chỉ còn SpO2 70%. Liệu chức +năng phổi sẽ phục hồi trở lại? Từ năm ngoái đã có những +[[https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/coronavirus/what-coronavirus-does-to-the-lungs][báo +cáo về sự suy giảm chức năng hô hấp mãn tính sau khi khỏi COVID]] [1]. +Lá phổi sẽ phục hồi chức năng của nó, giống như xương gãy cũng sẽ tự +lành, nhưng nó cần thời gian tính theo tháng chứ không phải ngày một +ngày hai. + +Chúng ta chẳng ai giống ai cả, dù có là vợ chồng anh em thân thiết đi +nữa, sâu trong bản chất mỗi người là sự khác biệt đến từng tế bào. Chúng +ta khác nhau ở từng hơi thở, ở khả năng chịu đựng với sức ép mà đời ném +đến. Để đến cuối cùng, một vài người trong chúng ta sẽ tự nhiên vượt +qua, và một vài người khác ở lại mãi mãi. + +** Ngày 14 - ca khó thở đầu tiên +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-25 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Mình đi đến nay đã 2 tuần, và may mắn là trong thời gian đó mình chưa có +một ca bệnh trở nặng nào. Có thể do mình may mắn, hoặc cũng có thể do +tiêu chí điều trị của mình là dập tắt bất kì con sóng nhỏ nào vừa nhú, +để nó không bao giờ có cơ hội đe dọa. Cho đến tối hôm qua. + +Mình đi ngủ lúc 12h đêm, đến 1h30 sáng thì điện thoại reng. Số lạ. Bệnh +nhân gọi, nhưng lần này không phải mấy lời than phiền ho, sốt, đau ngực +thông thường. Lần này cậu bệnh nhân nhờ bạn cùng phòng gọi. Cậu kia nói +thằng đó không thở được, người tím tái hết, bác sĩ tới gấp đi. + +Mặc nhanh bộ đồ bảo hộ, mình đi bộ một đoạn khoảng 300 mét mới đến khu +nhà bệnh nnân. Cậu bệnh nhân gọi điện lúc nãy đã chờ sẵn ở tầng trệt. +Mình lên đến phòng thấy bệnh nhân ngồi thở gấp, đầu ngón tay tím hết cả, +SpO2 chỉ có 45% (người bình thường từ 98 nến 100%). Mình quát 2 đứa bạn +cùng phòng dìu bệnh nhân xuống dưới tầng trệt. Ở cái mức oxy trong máu +chỉ còn một nửa so với bình thường, ý thức con người còn nhận biết ai là +ai trước mặt mình cũng đã là kì tích. Cũng cần nói thêm là, cậu bệnh +nhân này nếu nói là phì lũ thì hơi quá, nhưng ú nụ cũng không sai, 2 +người dìu đi đã phải rất vất vả. + +Khi bước đến hết cầu thang thì bệnh nhân bắt đầu thở ngáp, mình lao tới +cái bình oxy, nó to như cái bình khí đá của mấy ông hàn xì, lăn nó tới +một cái giường dã chiến làm bằng bìa cạc tông, cắm van thở và vặn oxy xả +ra hết mức. Thực sự, cho tới trước thời điểm này, mình vẫn không tin oxy +có vai trò quan trọng đến như vậy. Chỉ vài giây hít cái khí thần thánh +ấy thôi, sắc mặt của bệnh nhân đã tỉnh táo hẳn. Hít khoảng 15 phút thì +Sp02 từ 45% lên đến 77%, bệnh nhân bắt đầu nói, thôi cho em về phòng. +Thôi đi cậu, giờ mà cậu về rồi khó thở tiếp thì 2 thằng kia không dám +khiêng cậu xuống đây nữa đâu. + +Mình gọi tiếp viện, 1 tay bác sĩ nữa chạy chiếc wave tới, mang theo 1 +cái cáng. May là cái cáng đó màu xanh dương, chứ nếu nó màu xanh lục thì +chẳng khác gì khung cảnh vác thương binh thời chiến hết. Giữa thế kỉ 21, +thời đại mà người ta tới phòng tập thể hình chỉ để lấy le, con người +suốt ngày cắm mặt vào màn hình và tay bệnh nhân quá khổ, thì cái cáng +đáng lẽ 2 người khiêng đã chia ra đến 4 người (2 bác sĩ đi trước và 2 F0 +khác khiêng ở sau). Cứ đi được 100 mét, cả nhóm phải thả phịch cái cáng +xuống rồi thở dốc. + +Trầy trật mãi cũng đến khu cấp cứu. Mình giao bệnh nhân lại cho nhóm cấp +cứu, thay bỏ đồ bảo hộ và quay về phòng, lúc này là 3h sáng và trời bắt +đầu đổ một cơn mưa đêm. + +Thế giới này được xây dựng trên những điều dối trá. Ai cũng biết như +vậy. Có những điều dối trá nhỏ làm cho cuộc sống thêm hương sắc và thi +vị. Nhưng có những điều dối trá thâm sâu mà phải vùi công suy ngẫm mới +nhận ra được. Nhưng một khi lằn chỉ đỏ của sự thật bị phá vỡ, ta có đắp +lên người bao nhiêu dối trá cũng không bao giờ đủ. Ai còn cần thêm 1 +chai nước hoa để thể hiện đẳng cấp thanh lịch, khi chẳng còn tí oxy nào +để thở cơ chứ. + +** Ngày 7 - những bông hoa vùng dịch +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-18 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Như các bác cũng thấy hình mình chụp, ở phía dưới phòng mình ở là một +vườn hoa dại đang nở. Tháng 7 mưa ngâu, sau mỗi cơn mưa những bông hoa +đó dường như khó phai tàn hơn. + +Cuối tuần rồi, xõa thôi các bác ơi. + +P/S; hình chụp bằng Redmi note 10 cùi bắp, các bác xem đỡ vại + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay7-1.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay7-2.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay7-3.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay7-4.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay7-5.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay7-6.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay7-7.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay7-8.jpg]] + +** Ngày 29 - nghệ thuật điều trị, phần 2 +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-08-09 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Mình sẽ bú fame một chút, về chuyện đang được lan truyền về tay nào được +gọi là bs rút ổng thở của người thân mình. Nghe qua câu chuyện sặc mùi +phi lí này, đáng lẽ chúng ta sẽ bỏ qua nó như bỏ qua một câu chuyện nhảm +nữa mà ta gặp trên mạng. Ấy vậy mà thời nay dường như chẳng còn ai có óc +suy xét, ta lan truyền nó, nhận xét nó, trưng ra hàng đống lí luận để tô +vẽ hợp lí hóa nó, làm như câu chuyện đó là có thật, và làm như lực lượng +y tế sẽ sẵn lòng hi sinh mọi thứ của bản thân để cứu đời cứu người. Sặc +mùi cánh tả. Khi người ta kể một câu chuyện phi lí đến không tưởng về sự +hi sinh, rằng người lính sẵn sàng lấy thân mình lấp lỗ châu mai, ấy là +lúc người ta đang hợp thức hóa cho sự hi sinh đến mức phi lí và phi luân +ấy và yêu cầu một hành động tương tự từ các bạn. Người ta đang cần đến +máu của bạn đó. + +Như các bạn cũng thấy, từ lúc bắt đầu đi chống dịch đến giờ, rất nhiều +anh em bạn bè nhắn gởi mình cẩn thận, giữ sức khỏe. Mình thực lòng cảm +ơn những tấm lòng ấy, nhưng rất ít khi mình trả lời. Bởi vì điều đó là +thừa thãi. Bỏ công học y khoa để làm gì nếu không tự lo cho sức khỏe của +mình trước tiên. Nhân tiện dạo này anh em đồng nghiệp đã có nhiều người +trở thành F0. Mình muốn nhắc lại rằng, lực lượng y tế trước hết cũng là +con người, rằng khi một người đến lúc nguy nan, người đó sẽ sử dụng mọi +nguồn lực mình có (kiến thức, tiền bạc, quan hệ, quyền lực...) để vượt +qua chúng. Đó mới là suy nghĩ hợp lý của một người bình thường. + +Còn sau đây là phần mình viết về chuyện thực tế, rằng bệnh nhân COVID +đang thực sự được điều trị ra sao, chứ không phải là chuyện giành phần +ống thở của người khác (chuyện đó có khác gì cái bánh bao chấm máu người +mà mình đã viết về lúc phải đưa ra lựa chọn trong bài trước đâu) + +Nếu các bạn tự hỏi người bệnh COVID được điều trị những gì tại khu dã +chiến, thì đây, đây là cái giỏ thuốc mình sử dụng hàng ngày. Nó là cái +hộp các tông, xỏ 4 lỗ để làm thành 2 cái quai. Trong đó chỉ có vài loại +thuốc thông dụng chữa các triệu chứng như: ho, sốt, đau đầu, tiêu chảy, +nhiễm trùng... Sar-cov-2 là một chủng virus mới, chưa có thuốc đặc trị, +và vì vậy mọi phương pháp điều trị đang được thảo luận đều không phải là +phương pháp chính xác (tất nhiên là chúng có hiệu quả ở một mức nào đó). +Thật lạ lùng là dù chỉ nắm trong tay một nhúm thuốc như trên, cộng thêm +cái bình oxy dạng hàn xì, mà mình lại không cảm thấy quá thiếu thốn. Có +lẽ "không đau vì quá đau", không thiếu thốn vì chẳng có liều thuốc nào +là chính xác trong tình hình hiện nay cả. + +Bệnh nhân không phải chỉ có triệu chứng của COVID: ho, sốt, đau ngực, +đau dạ dày... mà họ còn có cả tá những thứ khác, như những người bình +thường khác: từ cậu bé tuổi teen bị chín mé ở tay, anh chàng trung niên +bị mụt lẹo, cho tới bà mẹ trẻ bị chảy sữa mới sanh con xong phải để con +lại bệnh viện và nhớ con đến nỗi có cảm giác ghì nặng trong lồng ngực. +Tính cách và sức chịu đựng của mỗi người là một trời khác biệt: từ những +bà cụ có sức chịu đựng ở tầm Việt Nam anh hùng, nhưng lại có những ông +bố bà mẹ liên tục gọi điện vào yêu cầu bác sĩ phải làm cho đứa con bé +bỏng sinh năm 80 của họ thứ này thứ kia, chứ nó khó thở lắm, SpO2 thấp +lắm, dù bệnh nhân bé bỏng tuy dỗi bố mẹ ấy nhưng chưa một lần dám than +phiền với bác sĩ lần nào. Thật không thể tưởng tượng là mình đã vượt qua +hết tất cả những điều trên trong 1 tháng vừa qua, chỉ bằng cái hộp thuốc +bằng bìa cạc tông. + +Mọi thứ rồi sẽ qua, hầu hết chúng ta sẽ qua được sông, một số người đi +tàu cao tốc, số khác đi thuyền độc mộc, thậm chí có người tự bơi qua +sông. Những người không qua được rồi sẽ đi vào quên lãng, như là một +phần của số phận. Nhưng các bạn có biết điều gì sẽ ở lại mãi không? Đó +là sự lựa chọn của bạn ở giây phút nguy nan ấy, sự lựa chọn của bạn sẽ +ám ảnh bạn mãi mãi, và thay đổi số phận của bạn kể từ lúc đó. + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay29.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay29-2.jpg]] + +** Vẫn rất đẹp + +Khi tôi tốt nghiệp trường y, tôi đã tự nhủ rằng thế là thôi nhé, đừng +hành hạ nhau nữa, tôi sẽ không quay lại ngôi trường hắc ám này nữa đâu. +Sau đó thì tôi có dịp trải nghiệm qua nhiều trường đại học khác nhau, cả +trong và ngoài nước, thì tôi càng củng cố thêm nhận định ở trên. Thế +rồi, sau gần 10 năm lăn lộn trong nghề, tôi lại cắp vở quay lại trường +một lần nữa. + +#+caption: trường y trong tôi +[[/assets/img/truongy2018bw.jpg]] + +Và ngôi trường vẫn rất đẹp, như những ấn tượng từ những ngày đầu. Không +phải bởi con người, tất nhiên, mà là kiến trúc. Có thể các bạn không +tin, nhưng sống và làm việc trong một công trình có kiến trúc tốt có thể +cứu rỗi linh hồn của một người, và từ đó thay đổi vận mệnh của anh ta. +Một người bình thường cũng có thể hiểu rằng, xây một ngôi nhà sẽ khác +với xây một trường học, hay một ngôi chùa. Nhưng chắc chưa ai hỏi tại +sao các công trình xây dựng gần đây chỉ là các khối hộp bê tông sáu cạnh +xếp chồng lên nhau, khác chăng chỉ là phần trang trí bên ngoài, để tăng +diện tích sử dụng? Từ đó có nhiều lợi nhuận hơn? Who care... + +#+caption: thư viện mới +[[/assets/img/thuvientruongy2018.jpg]] + +Ấn tượng thứ 2 là thư viện, nó vượt trội so với các thư viện còn lại của +thành phố này, và tương phản về mặt vật chất so với hiện thực nghèo nàn +của đất nước. Những năm đầu đại học, tôi thường ngồi lại đến tối khuya +mới về, bởi vì đó là nơi duy nhất giống với tinh thần đại học mà tôi +tưởng tượng khi còn ở phổ thông. Chỉ cho đến khi lâm sàng từ năm 3, và +khi đi làm, đối mặt với hiện thực y khoa của đất nước, và những mặt xấu +xí trong lối sống của người Việt. Khi đó, tôi đã thôi tưởng tượng và hi +vọng. + +Muốn biết thêm về cuộc sống y khoa của tôi thời đại học? Hãy đọc bài +[[https://drringo.github.io/2009/nganh-y-nhu-toi-da-thay/][ngành y, như +tôi đã thấy]]) + +** Đêm trên vùng đất lạ + +Mình ở SG mười mấy năm rồi, mà vẫn thấy nó xa lạ, có lẽ ở đây chẳng có +gì làm cho mình vương vấn cả + +#+caption: kí túc xá về đêm +[[/assets/img/kitucxa2018.jpg]] + +Hồi ở Quảng Châu, đó cũng là một buổi tối cuối tuần, trời cũng mưa bất +chợt. Chúng tôi ghé trú mưa ở hiên 1 quán trà sữa. Do trời mưa lâu quá +nên cả đám kéo vào quán luôn. Mình ngồi một hồi, hok hiểu sao nói chuyện +ngon lành với em gái người Hoa kế bên, cuối buổi còn xin được cái +sticker trên túi xách cô đó làm kỉ niệm. Mấy bà trong đoàn nói: mày mà ở +thêm 1 thời gian nữa, thế nào cũng có chuyện lớn xảy ra. + +Thực ra thì, trong tất cả các thành phố mình đi qua cho tới giờ, mình đã +ghé Quảng Châu 2 lần và cảm thấy thoải mái nhất ở đó. Mỗi tội giá nhà +mắc quá, hic. + +** Ngày 22 +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-08-02 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Bệnh trở nặng bắt đầu nhiều các bác ạ, 2 ngày nay đã chuyển 2 ca rồi + +Bây giờ đang ngồi chuyển ca nữa + +P/S: cái giường cạc tông huyền thoại + +#+caption: enter image description here +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay22.jpg]] + +** Ngày 1 +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-12 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Ngày đầu tiên nên anh em hướng dẫn cho tôi cách mặc đồ bảo hộ, chỉ cho +tôi các bí kíp để phòng ngừa lây nhiễm rất kĩ. Mặc dù tôi đã biết cách +sử dụng đồ bảo hộ trước đó, nhưng thực sự so với những gì anh em đang +thực chiến ở đây, những kiến thức tôi được đào tạo chẳng là gì cả. Nó +giống như một kẻ suốt ngày tập kendo với thanh kiếm tre, nay ra trận lần +đầu với thanh kiếm thật trong tay vậy, cảm giác rất khác. + +Anh bạn đồng nghiệp hướng dẫn tôi cách khám ca đầu tiên, ảnh bảo tôi +đứng ra xa, cách 10 mét. Rồi tôi quan sát, từng cử chỉ, cách hỏi bệnh, +bằng những câu rất ngắn nhưng đủ thông tin (bạn phải hạn chế mở riệng ra +tối đa), rồi tư thế bệnh nhân sao cho khi lỡ họ có ho nó cũng không ảnh +hưởng nhiều đến mình. + +Đo nhiệt độ xong, hỏi có triệu chứng gì ko. Sốt hả, cho thuốc hạ sốt, có +ho? chơi thêm vài viên thuốc ho nữa, tối hôm qua bác không ngủ được, ở +đây không có thuốc ngủ hay an thần, nhưng chúng tôi sử dụng tác dụng phụ +của một loại thuốc khác, nó gây buồn ngủ. Đơn giản, chẳng có gì đặc +biệt, chữa COVID thôi mà, chứ có phải khoa học tên lửa đâu. Cứ như vậy, +cho đến khi hết 80 đến 100 bệnh nhân. + +Một điều lưu ý nữa, nếu các bạn có người nhà đang đi cách ly, hãy thường +xuyên facetime nói chuyện với họ, cho họ bớt cảm giác cô đơn. Khi con +người ta ở một mình trong căn phòng tồi tàn, không được ra ngoài, không +có gì để làm cũng như giải trí. Trong tình huống như vậy rất ít người có +thể vượt qua về mặt tinh thần. Đâu phải ai cũng có thể cầm 1 khối rubic +và vui vẻ với nó suốt cả ngày như mình đâu. Nhớ nhé, luôn luôn facetime. + +** Ngày 23 - cắt tóc mùa dịch +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-08-03 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Trước khi đi chống dịch, mình đã có 3 tuần cách ly ở nhà, và các bác có +biết tự lấy cái tông đơ, soi gương rồi tự cà lên đầu nó khó cỡ nào +không. + +Hôm nay, có một đợt nhân viên mới đến khu chống dịch, thay cho 1 đợt cũ +ra về, mình chọn 1 cậu đập chai, nói em đẩy giúp a cái tông đơ. Em chưa +cắt tóc lần nào, không sao, a tin chú. Thực ra trong đầu mình nghĩ, cùng +lắm thì cạo trọc chứ gì. Trước giờ mình chưa cạo trọc đầu lần nào, dù +nhiều lần có ý định, dù gì thì để đời đưa đẩy cho có trải nghiệm. + +Ai dè cậu đó cầm cái tông đơ cắt cái đầu mình mất nửa tiếng, rất có tâm. +Kết quả là mình khá hài lòng. Mời các bác chiêm ngưỡng. + +P/S: mùa dịch khó khăn nên bạn mình bị hack fb rồi nhắn tin lừa mượn +tiền nhiều lắm, mọi người cẩn thận. + +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay23.jpg]] +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay23-2.jpg]] + +** Ngày 6 - nghệ thuật điều trị, phần 1 +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-17 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Tôi là một người học toán từ nhỏ, tình cờ bước vào trường y và ở lại đó +cho đến giờ. Ấn tượng đầu tiên của tôi đối với mọi người trong môi +trường y khoa các bạn biết là gì không? Mọi người ở đây dường như chẳng +có tư duy logic, họ rất dễ dàng tin vào những kiến thức không được kiểm +chứng hay chưa được hiểu cặn kẽ, thậm chí có những niềm tin đi ngược lại +các định luật vật lý. Đó là sự bất tương thích mà tôi phải chịu đựng +hàng ngày trong suốt gần 20 năm qua. + +Và rồi, sống càng lâu và tiếp xúc càng nhiều người, tôi nhận thấy rằng +chẳng có nơi nào mà mọi tri thức đã được xây dựng chặt chẽ và tường minh +như toán học. Mọi người chỉ cần dừng lại ở cấp độ quan sát bề mặt, thấy +nó hoạt động có hiệu quả và nhân rộng mô hình đó là đủ. Đó cũng là cách +thông thường mà xã hội và y khoa đang hoạt động. Và thông thường thì nó +hiệu quả trong phần lớn các trường hợp. + +Một ví dụ có lẽ phù hợp nhất là về vaccine. Vaccine đầu tiên xuất hiện +vào năm 1700, khi đó bệnh đậu mùa đang hoành hành trên toàn châu Âu. Có +một bác sĩ tên là Edward Jenner quan sát thấy những con bò cũng mắc một +bệnh tương tự, gọi là bệnh đậu bò. Những người làm nghề vắt sữa bò khi +đó sẽ bị bệnh đậu bò, có triệu chứng nhẹ hơn và không bị đậu mùa nữa. +Vậy nên ý tưởng là lây truyền bệnh đậu bò trong quần thể người, nhưng bù +lại bệnh đậu mùa sẽ biến mất. Cần lưu ý là lúc này người ta còn chưa +biết khái niệm vi khuẩn là gì, và mãi hơn 150 năm sau, Louis Pasteur mới +hoàn thành các lý luận về miễn dịch để giải thích các cơ chế hoạt động +của vaccine. + +Trong những trường hợp khác, bệnh tật có thể bị đẩy lùi, trước khi người +ta tìm được bản chất của căn bệnh và thuốc chữa đặc trị. Ví dụ như bệnh +lao vào đầu thế kỉ 20, nếu như ở phương Đông, người ta trị bệnh lao bằng +bánh bao chấm máu người như trong truyện của Lõ Tấn, thì ở phương Tây, +họ lập nên những viện dưỡng lao trên núi, đưa bệnh nhân lên núi hít thở +không khí trong lành. Chỉ vậy thôi, nhưng số lượng bệnh lao đến những +năm 1940 đã thực sự giảm, trước khi Koch phân lập được trực khuẩn lao, +và kháng sinh được phát minh. (Ở Việt Nam không có các viện dưỡng lao, +nhưng Pháp đã xây các trại tương tự cho bệnh phong (một bệnh anh em với +bệnh lao) để cách ly người bệnh, thi sĩ bán cả mặt trăng Hàn Mặc Tử đã +trải qua những ngày cuối cùng ở đây) + +Mẹ thiên nhiên chính là kẻ giết người hàng loạt, không ai có thể giỏi và +sáng tạo hơn được. Cũng giống như bọn giết người hàng loạt, bà ta không +cưỡng lại được cái thôi thúc bị bắt gặp. Tội ác tinh xảo để làm gì nếu +không có ai biết đến? Nên bà ta sẽ để lại... những dấu vết. Và trong +phần lớn trường hợp trong lịch sử, ta chỉ cần lần theo dấu vết và thành +công. Liệu rằng lần này chúng ta cũng sẽ thành công? Hay ta đang đối mặt +với một kẻ thù khác? + +P/S: nếu đến lúc lựa chọn, liệu các bạn sẽ chọn lên núi, hít thở khí +trời, hay chọn cái bánh bao chấm máu người? + +** Ngày 3 +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-14 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Hôm nay mình sẽ không đăng suy nghĩ gì, một phần vì khá bức xúc status +hôm qua đăng lăng xê đứa em, thì bà con lại nhào vô dìm hàng mình. Đây, +mọi người xem, mặc đồ như thế này rồi, ai đẹp trai hơn chứ. +[[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay3-2bs.jpg]][[http://helen.drbinhthanh.com/data/img/ngay3-2bs-2.jpg]] +P/S: đố các bác biết đâu là mình, còn đâu là em nó + +** Ngày 18 - hậu sự +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-07-29 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Anh chồng tội nghiệp mà mình kể trong ngày 16 đã chuyển viện, lần này bà +vợ gọi mình vào 1h sáng (lại 1h sáng, hic). Lại thêm một cậu trai trẻ +lên đường, to con, sinh năm 1989, có vợ và 1 con nhỏ. Mình cho thở oxy +bằng cái bình hàn xì không ăn thua nữa, gọi tiếp viện, nhắn cho bà vợ +chuẩn bị đồ đạc cho chồng lên đường. Và lần này mình có hẳn 1 chiếc xe +cứu thương cho đoạn đường 300m. Trước khi xe cứu thương đến, người điều +phối của mình nhắn bệnh nhân đem theo 1 cái ghế bố để nằm trong khu cấp +cứu vì đến ghế bố cũng đã hết rồi (bệnh nhân làm gì có ghế bố ông nội!), +bà vợ nói thôi em lên phòng coi có chiếc chiếu nào sạch đem cho chồng, +nhưng xe cứu thương đến nhanh, mình nói tay bệnh nhân lấy đại 1 chiếc +chiếu cũ của bệnh nhân xuất viện bỏ lại rồi cặp theo lên xe. Vợ chồng họ +chưa kịp chào từ biệt, và theo mình quan sát qua 3 tuần ở đây thì hiện +chưa có ca nào chuyển đi điều trị ổn rồi chuyển lại cả. + +Trong hành trang anh đó mang theo có giấy tờ tùy thân, 1 cái ba lô đồ +đạc và 1 cái điện thoại. Cái điện thoại là mình nhấn mạnh, họ sẽ còn giữ +tin về nhau, chừng nào cái điện thoại còn pin và tay đó còn đủ tỉnh táo +để bấm nút. Theo mình thấy thì nhiều gia đình đã mất liên lạc với nhau, +giờ không biết liên hệ ai trong bệnh viện để biết về tình hình của người +thân của mình. Vô phương. Bọn mình chuyển viện đến bệnh viện nào, cũng +phải liên lạc trực tiếp bác sĩ nào đã chịu trách nhiệm nhận, chứ không +phải liên lạc chung với bệnh viện, thì một người nhà bình thường biết +lấy ai để gọi, mà nếu có gọi được thì người kia làm gì đủ thẩm quyền để +trả lời. Giữa thế kỉ 21 đầy tiện nghi, nhưng ta vẫn rất dễ lạc mất nhau +như thời người ta còn dùng bồ câu đưa thư. Tại sao người ta không làm +một hệ thống thông tin người bệnh Sar-Cov-2 để người ta có thể tra cứu +như cả triệu thí sinh tra điểm đại học, trong khi nhân viên y tế đang +phải nhập liệu cùng một dữ liệu cho 3 hệ thống khác nhau. Về mặt kĩ +thuật, những chuyện này đâu có gì khó, dễ dàng hơn điều trị COVID rất +nhiều. + +Một lưu ý nữa là nếu người bệnh tử vong, bệnh viện sẽ thông báo cho +người nhà theo số điện thoại đăng kí và thiêu xác chỉ trong 24 giờ. +Nhưng ngặt một nỗi, nhiễm COVID đâu phải nhiễm từng người, mà là cả gia +đình đang đi cách ly. Nên nhiều khả năng, nhiều gia đình sẽ chỉ nghe tin +báo tử qua điện thoại từ nơi cách ly và rất lâu sau mới nhận tro của +người nhà mình về. + +Trong một diễn biến khác, +[[https://laodong.vn/kinh-te/tphcm-lap-to-tu-van-chinh-sach-chong-dich-va-phuc-hoi-kinh-te-935185.ldo%29][TpHCM đã thành lập tổ tư vấn chính sách chống dịch]]. Anh em đồng nghiệp của +mình thắc mắc, trong danh sách này chẳng có người nào bên ngành y, thực +ra có thầy Đỗ Văn Dũng, nhưng thầy bên y tế công cộng và chỉ chuyên về +thống kê. Tại sao không có một người chuyên về virus học. Con virus này +có đặc tính sinh học thế nào, nhóm bệnh nhân nào hay trở nặng, vaccine +nên phân bổ thế nào để hạn chế tử vong, phác đồ điều trị và hồi sức mới +nhất là gì và nên thống nhất ở mức độ nào... toàn những câu hỏi sát sườn +trong phòng chống dịch, từ đó mới sinh ra chính sách phù hợp. Một danh +sách toàn những chuyên gia kinh tế đi chống dịch, chắc các bạn cũng hiểu +từ xưa đến giờ, người ta xem người làm trong ngành y có trọng lượng đến +đâu, và người lãnh đạo họ trọng sinh mạng hơn hay chỉ tiêu thu thuế phải +đạt trong năm hơn. + +Người Liên Xô đã từng có câu thế này về xã hội và nghệ thuật lao động +của họ "chúng nó giả vờ quyết liệt chỉ đạo, chúng tao giả vờ làm việc và +chúng mày giả vờ trả lương". Nếu trừ chuyện trả lương ra, thì mọi thứ ở +đây chẳng có gì khác. Đến viên thuốc ho cũng hết rồi. + +P/S: thực ra, do đã từng học qua đại học kinh tế TpHCM, mình chẳng lạ gì +việc các chuyên gia kinh tế nhảy vào các lãnh vực phi kinh tế và đề xuất +chính sách. Họ ăn nói rất thuyết phục, rằng ta nên làm cái này nên làm +cái kia. Nhưng đó là cho những lãnh vực dính dáng nhiều đến xã hội, như: +giao thông, xây dựng...Lần này, mình cho rằng họ đã quá tự tin. Y khoa +là một nghệ thuật kết hợp giữa khoa học và nhân học. Trước hết, y khoa +là một khoa học chính xác (nó đã có những lý luận đi từ phân tử lên con +virus rất chặt chẽ, mà trường y ở VN vẫn chưa dạy cho sv). Nếu bỏ khoa +học ra khỏi y khoa, thì mọi chỉ đạo dù thành tâm đến mấy cũng chỉ là giả +vờ quyết liệt chỉ đạo mà thôi. + +** Ngày 27 - đừng bao giờ đếm tiền trên chiếu bạc +:PROPERTIES: +:EXPORT_HUGO_PUBLISHDATE: 2021-08-07 +:EXPORT_HUGO_EXPIRYDATE: 2024-01-01 +:END: + +Mấy hôm nay bệnh viện có nhiều nhóm bác sĩ hoàn thành thời hạn rồi ra +về, thay bằng loạt người mới, làm mình cảm thấy nao nao. Mình sắp được +về nhà rồi, chỉ còn đúng 1 tuần nữa thôi. Anh em oánh bài cũng biết, +oánh bài tới gần sáng là lúc quyết định thắng thua nhất. Trước đợt dịch +lần này có 1 tháng, mình ngồi chơi bài Uno nguyên đêm với đám đệ tử con +nhang, lúc đầu giờ mình thắng 3 ván liên tiếp mà đến lúc gần cuối lại bị +vượt qua, hận. + +Khu của bệnh viện Từ Dũ chuẩn bị thu gọn lại số giường gần một nửa, để +chuyển người sang làm chuyên về hồi sức bệnh nặng. Dù ở đây chỉ là bệnh +viện thu dung dã chiến, chuyên theo dõi bệnh không có triệu chứng, nhưng +đã bắt đầu nhận hồi sức các bệnh trở nặng, chứ không cố gắng chuyển viện +lòng vòng như trước nữa. Điều này là một dấu hiệu cho thấy chiến lược +chống dịch đã thay đổi, từ hạn chế số lượng ca mắc sang giảm thiểu số +lượng tử vong ở mức thấp nhất. Hầu hết mọi người nhiễm Sar-Cov-2 sẽ +không có triệu chứng, chỉ những ca trở nặng mới cần hồi sức đặc biệt và +tiêu tốn nguồn lực y khoa cực lớn. (Tuy nhiên, như trong bài trước mình +đã nói, ca không có triệu chứng không có nghĩa là virus không làm suy +giảm chức năng các cơ quan của bạn) + +Số liệu cũng có khả quan hơn, lần đầu tiên kể từ đợt dịch này, cả số ca +mới mắc và số tử vong bắt đầu đi ngang. Đó là một dấu hiệu tốt, để có +thể xây dựng mô hình dự đoán thời điểm kết thúc của đợt dịch (chứ biểu +đồ lúc nào cũng đi lên hết thì biết đâu là điểm dừng). Phải chăng ta đã +lên đến đỉnh? Phải chăng thời điểm khó khăn nhất đã qua? + +P/S: có rất nhiều điều để nói về số liệu, chỉ cần thay đổi chiến lược +lấy mẫu thôi cũng đã có tác động mạnh đến số liệu. + +P/S 2: Hầu hết các mẫu test nhanh mình làm ở đây đều âm tính.